Trình tự lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng
5/10/2012 1:34:22 PM (GMT+7)
Trước khi đầu tư xây dựng dự án hoặc công trình, ta cần nắm được trình tự thực hiện bắt đầu từ khâu nào và kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng làm sao hiệu quả tối ưu nhất! Chúng tôi giới thiệu tới quý khách hàng và đối tác trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng như sau:
I/ Trình tự lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng như sau:
1. Khảo sát xd phục vụ cho việc tìm kiếm địa điểm xd và thi tuyển kiến trúc;
2. Lựa chọn nhà thầu lập báo cáo đầu tư xây dựng;
3. Lập báo cáo đầu tư xây dựng;
4. Trình báo cáo đầu tư xây dựng để xin phép đầu tư xây dựng;
5. Tổ chức thi tuyển kiến trúc;
6. Lựa chọn nhà thầu lập dự án đầu tư xây dựng;
7. Lập dự án đầu tư xây dựng (trong đó đã có thiết kế cơ sở);
8. Trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng;
9. Thành lập BQLDA hoặc thuê tư vấn QLDA;
10. Xin giấy phép xây dựng;
11. Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế, nhà thầu thẩm tra thiết kế;
12. Lập thiết kế các bước tiếp theo (thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công);
13. Tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế;
14. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng;
15. Lựa chọn tư vấn giám sát, tư vấn chứng nhận chất lượng công trình xây dựng quy định tại; điều 28 cảu Nghị định 209/2004/NĐ-CP;
16. Thi công xây dựng;
17. Nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng;
18. Thanh toán và quyết toán với nhà thầu thi công xây dựng;
19. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng;
20. Bàn giao công trình;
21. Theo dõi đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng bảo hành công trình;
22. Thực hiện bảo trì công trình kiến trúc;
II/ Thủ tục thu hồi đất để thực hiện dự án:
1. Quyết định thỏa thuận địa điểm của UBND cấp tỉnh (do chủ đầu tư tham mưu với cấp có thẩm quyền ra Quyết định).
2. Bản đồ địa chính khu đất được thỏa thuận (chủ đầu tư thuê đơn vị có chức năng đo vẽ lập BĐĐC).
3. Quyết định duyệt dự án đầu tư xây dựng (chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn lập hồ sơ dự án đầu tư và trình cấp có thẩm quyền ra Quyết định - đối với một số công trình trọng điểm, công trình đặc biệt phải qua thi tuyển kiến trúc).
4. Khảo sát hiện trạng khu đất lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư(do chủ đầu tư thực hiện hoặc thuê đơn vị chuyên trách như Hội đồng bồi thường).
5. Quyết định duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tổng thể (do chủ đầu tư thực hiện hoặc thuê đơn vị chuyên trách như Hội đồng bồi thường).
6.Họp dân công bố phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tổng thể (có biên bản họp và danh sách các hộ dân tham dự (trên 80%) - thư mời do chủ đầu tư hoặc Hội đồng bồi thường soạn thảo).
7. Lập hồ sơ trình Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh ra Quyết định thu hồi đất tổng thể(do chủ đầu tư thực hiện - thời gian 20 ngày sau khi có biên bản họp công bố phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tổng thể).
8. Lập hồ sơ trình phòng Tài nguyên và Môi trường (cấp huyện, thành phố) tham mưu cho UBND huyện, thành phố ra Quyết định thu hồi đất chi tiết đối với từng hộ dân nằm trong dự án.
9. Họp dân công bố phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết (thư mời do chủ đầu tư hoặc Hội đồng bồi thường soạn thảo).
10. Tiến hành chi trả tiền bồi thường và thực hiện các chính sách đối với c1ac hộ dân có đất bị thu hồi (do chủ đầu tư thực hiện hoặc thuê đơn vị chuyên trách như Hội đồng bồi thường).
11.Thực hiện bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
III/ Nói về trình tự của một dự án đầu tư thì có 4 giai đoạn chính:
1. Chuẩn bị đầu tư (lo các vấn đề về thủ tục, các loại giấy phép, làm việc với các sở ban ngành..)
2. Chuẩn bị thực hiện đầu tư ( giai đoạn kêu gọi các nhà thầu tư vấn tk, xét duyệt hồ sơ tk, chọn nhà thầu tc...)
3. Thực hiện đầu tư ( Tiến hành các công việc chốt bản vẽ tkkt thi công và thực hiện thi công các hạng mục của dự án)
4. Kết thúc đầu tư và tiến hành khai thác (nếu có).
Tựu chung lại làm đầu tư dự án có một số bước cơ bản trên, còn trong các bước trên đến mỗi giai đoạn phải làm những công việc gì, lập những văn bản hồ sơ gì, gặp gỡ các sở ban ngành nào, gặp gỡ những ai... thì còn tùy vào thực tế của mỗi dự án.
IV/ Căn cứ diện tích, quy mô, địa điểm thực hiện dự án và tổng mức đầu tư dự kiến → dự án thuộc nhóm A, B, C ?
- Căn cứ Luật xây dựng, các Nghị định, Thông tư và văn bản quy định về công tác quản lý đầu tư xây dựng hiện hành: quy trình và các thủ tục cần thực hiện đối với dự án này bao gồm các bước như sau:
1. Thoả thuận địa điểm và quy hoạch đối với cơ quan quản lý cấp địa phương (UBND Quận cấp ).
2. Thoả thuận quy hoạch kiến trúc (Sở Quy Hoạch Kiến Trúc phê duyệt).
3. Quyết định của UBND TP giao đất cho chủ đầu tư để thực hiện dự án (Sở Tài Nguyên Môi trường).
4. Thẩm định thiết kế cơ sở (Sở xây dựng).
5. Trình duyệt dự án đầu tư (UBND TP).
6. Thi công.
7. Bàn giao CSHT, CTCC (nếu có)
8. Đưa công trình vào giai đoạn khai thác sử dụng.
9. Bảo trì, bảo hành công trình.
Trên đây là các bước cơ bản.
Trong mỗi bước có những chi tiết rất khác nhau ở mỗi dự án. Chẳng hạn: Xin phép đầu tư thì Nhà đầu tư cần làm các thủ tục như thế nào? Các loại công văn, tờ trình gửi đến cơ quan nào? Gửi cho ai? Ai ký duyệt v.v...
Quy trình thực hiện thủ tục pháp lý cho một dự án đầu tư phát triển nhà ở, thì ở mỗi tỉnh có quy định khác nhau.
Ở thành phố Hồ Chí Mình thì sẽ thực hiện như sau:
1. Lập hồ sơ xin công nhận làm chủ đầu tư nộp hồ sơ ở SXD
2. Nếu quy mô dự án >= 2ha làm thủ tục xin phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch 1/500. Nếu quy mô dự án nhỏ hơn 2ha làm thủ tục xin thỏa thuận tổng mặt bằng. Hiện nay còn thêm thủ tục đề nghị cấp giấy phép quy hoạch nếu khu vực đó chưa phê duyệt 1/2000 hoặc 1/500. Giấy phép quy hoạch này là cơ sở để lập hồ sơ 1/500, là cơ sở để cấp phép xây dựng.
3. Lập hồ sơ xin chấp thuận dự án đầu tư. Nếu dự án <500 căn thì nộp hồ sơ ở Quận/huyện, nếu dự án >=500 căn và nhỏ hơn 2500 nộp hồ sơ ở Sở Xây Dựng, dự án có quy mô >2500 thì nộp ở UBND tỉnh, sau đó UBND tỉnh làm thêm 1 tờ trình gởi đến Bộ Xây Dựng xem xét chấp thuận.
4. Lập hồ sơ xin đấu nối: cấp điện, cấp nước gởi đến công ty quản lý khu vực xem xét chấp thuận; riêng phần giao thông, thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, phải lập hồ sơ thiết kế cơ sở gởi đến SGTVT sẽ xem xét góp ý kiến hồ sơ thiết kế cơ sở phần này.
5. Lập hồ sơ xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy ở Sở Cảnh Sát Phòng cháy chữa cháy, nếu dự án cao tầng có chiều cao hơn 100m hoặc >3 tầng hầm thì gởi Cục cảnh sát pccc ở Hà Nội xem xét thẩm duyệt.
6. Lập hồ sơ xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường.
7. Lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chiều cao tĩnh không cho công trình cao hơn 45m ở Bộ Quốc Phòng.
8. Lập hồ sơ xin góp ý kiến thiết kế cơ sở: gởi Sở Xây Dựng, nếu dự án nhóm A gởi Bộ Xây Dựng góp ý kiến thiết kế cơ sở. Nếu khu chung cư, khu dân cư có tổng mức đầu tư từ 1500 tỷ trở lên thì Bộ Xây Dựng sẽ góp ý kiến.
9. Lập hồ sơ xin phép xây dựng (nếu dự án chưa phê duyệt 1/500)
10. Lập hồ sơ xin sở hữu công trình sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Trong danh mục hồ sơ đi nộp xin cấp sở hữu công trình thì công trình đó phải có giấy chứng nhận phù hợp chất lượng công trình do đơn vị có chức năng thực hiện.
Xin gởi đến quý khách hàng và đối tác tham khảo!
Trân trọng!
Các tin khác